So sánh Camera: Galaxy S7 & LG V10

Thứ Fri,
02/11/2018
Đăng bởi Admin sieugiam

Hồi năm ngoái, khi trải nghiệm camera của LG V10, mình từng chia sẻ rằng đây là chiếc điện thoại có sự cải tiến rõ ràng nhất về camera so với các phiên bản trước G4 của LG và các điện thoại thương hiệu khác, kể từ khi Lumia dừng chân với 1520 là chiếc mình thích. Và, năm nay khi chiếc G5 chưa có bản chính thức để trải nghiệm thì Galaxy S7 có mặt, thật sự bản thân mình khó có thể nghĩ là camera của Galaxy đã có sự thay đổi mạnh mẽ như vậy để có thể so sánh ngang hàng với camera của V10 rất ấn tượng kia. Thực tế thì camera điện thoại là camera điện thoại, phục vụ nhu cầu hình ảnh cho người chụp ảnh điện thoại, chúng ta cũng nên so sánh khả năng chụp của hai chiếc này với nhau.

Bài hơi dài, bởi bản thân mình rất thích camera LG V10, mà có cái S7 ấn tượng không kém, nên làm kỹ chút, để khỏi băn khoăn. Mong anh em thông cảm.

CV.

1. Thông số kỹ thuật
Mình thường không tin ngay lập luận "thông số cấu hình camera càng cao, chất lượng hình ảnh càng cao". Có nhiều hãng vẫn lấy thông số cấu hình để quảng cáo, nhưng trải nghiệm và kết quả thực tế đôi khi là một khoảng cách không tỷ lệ thuận như thế. Nhưng so sánh thì cũng phải có cái mục này cho các bạn yên tâm. Chúng ta sẽ nhìn vào mấy con số do người ta cung cấp mà nói chuyện thôi. Mình liệt kê ra đây những yếu tố chính:

Thứ nhất là con tim của camera là cảm biến hình ảnh. Cả hai đều dùng cảm biến hình ảnh CMOS của Sony. Kích thước của S7 lớn hơn 1 chút xíu (1/2.5" > 1/2.6"), chỉ lệch nhau 1 chút, tạm coi như tương đương diện tích. Nhưng, điểm khác rõ ràng là:
Kích thước cảm biến, số lượng điểm ảnh và kích thước điểm ảnh: Galaxy S7 sử dụng tỷ lệ 4:3 trong khi của V10 là 16:9; số lượng điểm ảnh của S7 là 12 triệu điểm, giảm từ 16 triệu điểm của phiên bản trước S6/S6edge, nhưng tăng kích thước từng điểm ảnh lớn 1.4μm so với của LG V10 là 1.12μm.
Về mặt lý thuyết quang học, thông thường cảm biến ảnh lớn hơn, mật độ điểm ảnh ít nhưng kích thước điểm ảnh lớn thì có điều kiện thụ nhận ánh sáng nhiều hơn, cung cấp chất lượng hình ảnh tốt hơn dẫu cho độ phân giải thấp. Thứ hai, kích thước điểm ảnh nhỏ hơn cho phép cùng diện tích cảm biến có nhiều điểm ảnh hơn, độ phân giải cao hơn, bình dân hay nói là ảnh mịn hơn, nhưng mỗi điểm ảnh nhỏ khó thụ nhận ánh sáng tốt, nên nguy cơ nhiễu hạt nhiều hơn, dẫn đến chất lượng hình ảnh suy giảm rõ ràng khi thiết lập độ nhạy sáng ISO cao.
Ở đây, chúng ta cũng nên nhắc lại, về mặt lý thuyết sẽ đúng trong thực tế, khi chất lượng vật lý của cảm biến phải đúng chuẩn. Và, trước khi ánh sáng đến được từng điểm ảnh trên bề mặt diện tích cảm biến, thì phải đi qua hệ thấu kính khác biệt nhau, nên còn phụ thuộc chất lượng ống kính. Yếu tố này rất khó đánh giá, chỉ dựa vào trải nghiệm thực tế với các hoàn cảnh chụp thử thôi.

Bình luận:
binh-luan

a

02/11/2018

Về mặt lý thuyết quang học, thông thường cảm biến ảnh lớn hơn, mật độ điểm ảnh ít nhưng kích thước điểm ảnh lớn thì có điều kiện thụ nhận ánh sáng nhiều hơn, cung cấp chất lượng hình ảnh tốt hơn dẫu cho độ phân giải thấp. Thứ hai, kích thước điểm ảnh nhỏ hơn cho phép cùng diện tích cảm biến có nhiều điểm ảnh hơn, độ phân giải cao hơn, bình dân hay nói là ảnh mịn hơn, nhưng mỗi điểm ảnh nhỏ khó thụ nhận ánh sáng tốt, nên nguy cơ nhiễu hạt nhiều hơn, dẫn đến chất lượng hình ảnh suy giảm rõ ràng khi thiết lập độ nhạy sáng ISO cao. Ở đây, chúng ta cũng nên nhắc lại, về mặt lý thuyết sẽ đúng trong thực tế, khi chất lượng vật lý của cảm biến phải đúng chuẩn. Và, trước khi ánh sáng đến được từng điểm ảnh trên bề mặt diện tích cảm biến, thì phải đi qua hệ thấu kính khác biệt nhau, nên còn phụ thuộc chất lượng ống kính. Yếu tố này rất khó đánh giá, chỉ dựa vào trải nghiệm thực tế với các hoàn cảnh chụp thử thôi.

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: